In lụa là một dạng cơ bản trong kỹ thuật in vỏ thùng sơn, đây cũng là tên thông dụng do giới thợ đặt ra bắt nguồn từ lúc bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi bản lưới bằng lụa đã được thay thế bằng các vật liệu khác, chẳng hạn như vải bông, vải sợi hóa học hoặc bằng lưới kim loại để in thì thì mới xuất hiện tên gọi mới là in lưới.
– In lụa được thực hiện theo nguyên lý đó là in mực dầu trên giấy nến sao cho chỉ một phần mực in được thấm qua lớp lưới in, tiếp đó in lên vật liệu in. Bởi vì trước đó, một số mắt lưới khác của chúng đã được bịt kín bởi một loại hóa chất chuyên dùng. Kỹ thuật này có thể áp dụng đối với nhiều vật liệu cần in, chẳng hạn như nilông, vải sợi, thủy tinh, mặt đồng hồ, bo mạch điện tử, thùng nhựa, kim loại, gỗ hoặc giấy.
–Theo phương pháp sử dụng khuôn in, in lụa được chia thành các kiểu sau:
+ In lụa trên bàn in bằng thủ công,
+ In lụa trên bàn in có cơ khí hóa ở một số thao tác,
+ In lụa bằng máy in tự động.
– Theo hình dạng của khuôn in, có thể chia làm 2 loại:
+ In lụa dùng khuôn lưới phẳng
+ In lụa dùng khuôn lưới hình tròn có kiểu thùng quay.
– Theo phương pháp in lụa, có các tên gọi:
+ In trực tiếp: Đây là kiểu in trên vật liệu có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không gây ảnh hưởng đến màu in.
+ In phá gắn: Là kiểu in trên vật liệu có nền màu, mực in phải phá được màu nguyên bản của nền và gắn được màu sắc cần in lên bề mặt sản phẩm.
+ In dự phòng: Là kiểu in trên vật liệu có màu nhưng không thể sử dụng kiểu in phá gắn được.
– Hiện nay, phương pháp in lụa thường được sử dụng để in bao bì hay vỏ thùng sơn. Vỏ thùng sơn được in bằng phương pháp in lụa sẽ có chất lượng tốt, sản phẩm có độ bóng cao, có độ bền màu, giá in vỏ thùng sơn lại rẻ, số lượng in cũng lớn và nhanh hơn.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ lưới trên các sản phẩm nhựa theo yêu cầu của Quý khách hàng.
SDT: +84 355 772 640
Email: [email protected]